Đặc điểm Lợn_cắp_nách

Ngoại hình

Về ngoại hình, lợn cắp nách được đặc trưng bởi ngoại hình còi cọc, kích cỡ nhỏ bé, có thể cắp vào nách. Kích cỡ của chúng dao động từ 4 kg đến dưới 25 kg trong đó, một số người cho rằng lợn cắp nách là những con lợn nhỏ dưới 25 kg[2] Nhiều ước lượng cho rằng chúng thường chỉ có trọng lượng từ vài kg đến khoảng 20 kg, những con lợn được bày bán có trọng lượng không lớn hơn 20 kg, một lứa lợn đẻ đến tròn 13 tháng nhưng cân nặng chưa con nào vượt quá 20 kg[2]

Như vậy trọng lượng phổ biến chỉ khoảng từ 10 – 20 kg trong đó chúng thường chỉ nặng khoảng 10 đến 15 kg[3], con nào to cũng chỉ xấp xỉ khoảng 20 kg, người sành ăn chỉ mua những con lợn từ 12 đến 15 kg[4]. Cũng có ý kiến cho rằng kích cỡ mỗi con chỉ nặng chừng 8 đến 15 kg, chúng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10 kg, sau đó hầu như không tăng nữa. Và có những ước lượng cho rằng mỗi con lơn này chỉ nặng từ 4–6 kg hay mỗi con chỉ chừng 4-5 ký, bé hơn con chó[5], lợn cắp nách chỉ nặng 4 đến 5 ký, lúc ấy là lúc có thể thu hoạch lợn để làm thịt hoặc đem bán.

Lông đen, mõm nhọn, bụng thon và mông tròn, trông còn đầy nét hoang dã. Cách nhận biết lợn cắp nách là mõm nhọn, tai bé, mình nhỏ dài, dáng còi cọc, lông dài và cứng, Đuôi bé[6]. Do không có thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng như cám công nghiệp, thậm chí thả cho chúng tự lên đồi kiếm ăn, nên chậm lớn. Tuy nhiên, dù bị bỏ đói, nhưng trông chúng vẫn khỏe khoắn, nhanh nhẹn tựa như lợn rừng. Nhờ có sức đề kháng tốt, giống lợn này ít bệnh, thích nghi môi trường rất cao. Do được nuôi thả tự do trong rừng nên những con lợn cắp nách chạy rất nhanh, vì vậy, người ta khá vất vả mới có thể bắt được chúng. Để tránh mua phải loại lợn bị "hoi", phải tìm được loại "lợn cắp nách" đực đã được hoạn từ bé hoặc lợn cái chưa đẻ, loại lợn này mõm phải nhọn, thân thon, tai và chân bé, mông tròn, lông cứng.

Tập tính

Điều đặc biệt là loài lợn này tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Nhiều con lợn có thói quen về ổ do chủ làm sẵn ở ngay đằng sau nhà hoặc dưới gầm sàn (có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ) nhưng cũng có những đàn lợn ở luôn trong rừng. những đàn lợn núp trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Vì vậy, muốn kiểm tra đàn lợn của mình, người ta phải vào rừng tìm chúng[1]. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem.

Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô. Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt. Lấy gai bồ kết rạch cho xước da chúng ra rồi sát muối vào người chúng từ lúc bé, thỉnh thoảng lại bắt chúng ăn muối, chúng sẽ không bao giờ đi xa. Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra.